THÔNG TIN KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN VÀ NHÂN TẠO

Không có nhận xét nào

 KIM CƯƠNG THEO TIÊU CHUẨN THẾ GIỚI


Kim cương thiên nhiên thuần khiết 
Là kim cương hoàn toàn tự nhiên được cắt mài và thể hiện đúng theo cấp độ 4C, không có bất cứ sự can thiệp nào của con người vào 2 tố chất tự nhiên là color và clarity.

 thong-tin-kim-cuong-thien-nhien
Kim cương thiên nhiên có giác cắt đẹp

Tiêu chuẩn 4C là gì ?
Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của Kim Cương gọi tắt là tiêu chuẩn 4C đó là
Trọng Lượng (Carat), Màu Sắc (Color), Độ Tinh Khiết (Clarity) và Mặt Cắt (Cut).

C1: GIÁ TRỊ TRỌNG LƯỢNG (Carat)

- Trọng lượng của Kim Cương được tính bằng đơn vị Carat.
- 1 Carat = 0.02 gr
- Ứng với mỗi trọng lượng ta có kích thước về chiều cao và đường kính tương ứng lý tưởng. Viên Kim Cương càng nặng thì giá trị càng cao.
- Tại Việt Nam Kim Cương thường được tính bằng li (mm), nên ở đây có bảng quy đổi từ Carat sang li:



C2: GIÁ TRỊ MÀU SẮC (Color)

- Theo tiêu chuẩn thế giới, màu sắc của Kim Cương được sắp xếp theo bảng Alphabe bắt đầu bằng màu D và kết thúc bằng màu Z. (không có màu A, B, C)
- Màu sắc Kim Cương cũng là một tiêu chuẩn để định giá, mỗi cấp độ màu chênh lệch nhau khoảng 10% về giá. Tuy nhiên từ màu N trở xuốg màu S-Z có giá ngang nhau.
• - D, E, F : Nhóm trắng tinh khiết, thoáng chút xanh da trời và sắc tím.
• - G,H,I,J : Nhóm trắng hiếm
• - K, L,M : Nhóm trắng, có phớt chút ánh vàng rất nhạt.
• - N through R: Nhóm trắng, phớt vàng.
• - S through Z: Kim cương có độ phớt vàng tang dần theo từng cấp độ.


C3: GIÁ TRỊ ĐỘ TINH KHIẾT (Clarity)

 - Theo tiêu chuẩn Quốc tế độ tinh khiết Kim Cương được sắp xếp theo cấp độ; từ cao nhất là IF (hoàn toàn tinh khiết) giảm dần đến I3 (có tạp chất không tinh khiết).
 -  Độ tinh khiết sẽ giảm dần theo biểu đồ phân loại và giá trị cũng sẽ giảm 5% theo mỗi cấp độ liền kề nhau. Trường hợp Kim Cương bị xử lý để che sự khiếm khuyết. Thí dụ: Viên Kim Cương có độ tinh khiết là I3 nhưng sau đó người ta dùng tia Laser khoan đi và bơm thủy tinh vào để tạo độ tinh khiết như IF thì vẫn không được xem là IF, và trong quá trình kiểm định vẫn được xếp vào nhớm I3 như bản chất nguyên thủy.

C4: GIÁ TRỊ VỀ MẶT CẮT (Cut)



Giác cắt là cấu hình bề mặt kim cương. Cắt chuẩn viên kim cương vận dụng ánh sáng tốt hơn, tạo ánh rực rỡ và lấp lánh nhiều hơn, do đó có giá trị cao hơn. Khi bạn chọn kim cương, hãy cầm lên và quan sát xem ánh sáng nhảy múa trên mặt kim cương. Viên nào mà bạn cảm thấy phù hợp với mình – bạn hãy chọn nó.

Giác cắt là một đặc tính kỹ thuật có thể làm thay đổi chất lượng viên kim cương. Tuy nhiên khách hàng thường nhầm lẫn giữa chất lượng trong việc cắt mài với hình dáng kim cương. Có sáu hình dạng cắt mài phổ biến của kim cương đó là hình tròn, oval, marquise, trái tim, hình vuông hoặc hình chữ nhật và hình trái lê. Việc lựa chọn hình dáng của đá quý kim cương có thể cho ta thấy được cá tính của người mua.

 - Tiêu chí thứ 4 trong chọn lựa đá quý là độ tinh xảo trong chế tác Kim Cương. Cho dù viên Kim Cương bé nhất cỡ 0.0012 carat cũng phải cắt đủ 57 mặt, nếu cắt chuẩn, Kim Cương khuếch táng ánh sáng tốt hơn, tạo ánh sáng rực rỡ, lấp lánh nhiều hơn nhờ vậy giá trị Kim Cương cao hơn.
Khi chế tác Kim Cương phải căn cứ vào đặc điểm của viên Kim Cương thô, để lựa chọn khéo léo góc chế tác, phải tận dụng nguyên lý quang học, thiết kế 1 cách chính xác mỗi mặt viên Kim Cương để tia sáng đi vào đó sẽ tỏa 4 phương 8 hướng hiện lên màu sắc kỳ lạ của chúng. Bề mặt và chiều sâu Kim Cương cũng ảnh hưởng rất lớn đến đường đi của những chùm ánh sáng chiếu vào viên Kim Cương.



Khi mua kim cương chắc hẳng bạn sẽ được nghe người bán giới thiệu về chất lượng của từng loại viên kim cương sau đây : - Excelent - Very Good - Good - Medium - Poor

- Excelent : tuyệt đẹp - khúc xạ ánh sáng tuyệt đối  ( hoàn hảo )
- Very Good : Rất đẹp - khúc xạ ánh sáng tuyệt đối  ( rất tốt )
- Good : đẹp -khúc xạ ánh sáng tốt                          ( tốt )
- Medium :  vừa vừa - khúc xạ ánh sáng vừa phải    ( trung bình )
- Poor : thấp - khúc xạ ánh sáng ít                          (  thấp )

viên kim cương GIA có mã số cạnh

Chất lượng kim cương được đánh giá theo tiêu chuẩn thế giới là 4C: carat (trọng lượng), color (độ màu), clarity (độ tinh khiết), cut (dạng cắt). Trong bốn tiêu chuẩn này, độ màu và độ tinh khiết của viên kim cương (do thiên nhiên quyết định) chỉ mới kết luận được viên kim cương tốt xấu. Kể cả một viên kim cương có nước màu gần như trong suốt, không bị một tỳ vết nào cũng chưa hẳn đã là viên kim cương đẹp và sáng. Tiêu chí quyết định một viên kim cương lý tưởng chính là “cut và carat”. Chỉ có bàn tay tài hoa của người thợ cắt nhiều kinh nghiệm mới có thể làm bộc lộ hết vẻ đẹp tiềm tàng của viên kim cương. Cách mài cắt theo trọng lượng ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp bề ngoài của viên kim cương. Trong ngành công nghiệp khai thác và tinh chế kim cương, nói đến “cut” là nói đến “vết cắt và sự cân đối của những mặt cắt”. Sự cân đối cho phép ánh sáng khúc xạ một cách tốt nhất trên những mặt cắt. Và “Ideal cut” là một cách cắt lý tưởng cho phép viên kim cương đạt đến sự khúc xạ và phản chiếu ánh sáng lớn nhất. Có một điều lạ lùng lý thú chưa được lý giải là cứ 1.000 viên kim cương được cắt mài sẽ có một viên đạt đến sự tuyệt đối của cái đẹp, những viên ấy được gọi là “hearts and arrows”. Ánh sáng được khúc xạ và phản chiếu trên những viên kim cương này có hình dạng trái tim nếu quan sát từ phần chóp đáy và hình những mũi tên khi nhìn theo hướng ngược lại.


CÁC LOẠI KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN VÀ NHÂN TẠO TRÊN THỊ TRƯỜNG

Trước đây khái niệm về kim cương còn xa lạ với người Việt Nam, hiện nay loại trang sức này được quảng cáo nhan nhản trên các tạp chí thời trang. Để những món nữ trang đắt tiền này thật sự là quý giá, mọi người cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất để có thể phân biệt kim cương thật và những thứ có thể gây nhầm lẫn là kim cương.

Hột xoàn Mỹ - xoàn Úc ( hay còn gọi hột xoàn giả )
Là những viên đá zircon, hoàn toàn không phải là kim cương. Loại này khi đưa bút thử kim cương vào sẽ không phát sáng, âm thanh, nên dễ dàng phân biệt.


Đá moissanite
Loại đá chiếu ánh màu rất sắc, dân trong nghề gọi là “sáng hỗn”, nhìn bằng mắt thường thì thấy chiếu đủ 7 màu. Đưa bút thử vào có thể phân biệt được hoặc không tùy từng loại bút. Nếu trên cây bút có đủ các cấp độ metal (kim loại), moissanite và diamond thì bút sẽ phát sáng, âm thanh ở vạch moissanite. Nếu bút thử đó chỉ có hai cấp độ metal và diamond thì khi đưa viên đá này vào nó phát sáng và âm thanh ở vạch diamond. Người mua sẽ lầm tưởng là kim cương thật. Bút thử kim cương chính xác nhất là bút có đủ ba cấp độ metal, moissanite và diamond.

Kim cương nhân tạo là gì ? 
Kim cương nhân tạo được sản xuất bằng phương pháp HTH P (nhiệt độ cao, áp suất cao) hoặc CVD với đế là kim cương thiên nhiên tấm. Viên kim cương thiên nhiên tấm 1 ly qua phương pháp HT HP hoặc CVD sẽ có thể cho ra đời một viên kim cương nhân tạo 6 ly.

Không thể dùng mắt thường hay bút thử để phân biệt được đâu là kim cương nhân tạo với kim cương thiên nhiên mà phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng, với các chuyên gia lành nghề và kinh nghiệm để kiểm định. Hiện tại chỉ có những công ty kiểm định và tinh chế kim cương hàng đầu thế giới mới trang bị các loại thiết bị chuyên dụng này.

Kim cương lên đời ? 
Đó là những viên kim cương thiên nhiên chưa hoàn chỉnh: cấp độ màu (color) thấp, độ tinh khiết (clarity) thấp, được xử lý bằng phương pháp H THP và CVD để tạo ra độ màu và độ tinh khiết như ý.


Kim cương và độ huỳnh quang
Ngoài các cấp độ 4C, một yếu tố khác chi phối đến độ sáng, độ rực rỡ của kim cương là độ huỳnh quang. Độ huỳnh quang của kim cương tùy thuộc vào bản chất tự nhiên của mỗi viên. Đó là yếu tố tự nhiên tạo ra, không phải do con người, là sự cộng hưởng của tia cực tím mặt trời lên viên kim cương.

* Viên kim cương có cấp độ màu cao (D, E, F) thì cần độ huỳnh quang thấp. Vì nếu độ huỳnh quang cao dưới tia cực tím, viên kim cương sẽ có màu sữa, bị đục và thiếu rực rỡ.

*Những viên kim cương có nước màu thấp ( I, K, L, M...) cần độ huỳnh quang cao. Khi đó, dưới tia cực tím, viên kim cương sẽ tỏa sáng mạnh hơn.

Kim cương màu ( xoàn màu )
Là kim cương có màu đỏ, xanh, vàng, tím. Có hai loại kim cương màu:

*Kim cương màu tự nhiên (color diamond) là loại kim cương rất quý hiếm và đắt tiền. Các sắc màu như đỏ, xanh, vàng tím... ấy là màu hoàn toàn tự nhiên của các nguyên tử khác nhau như nitrogen hay boron có trong kim cương ngoài nguyên tử cacbon.

*Kim cương màu nhân tạo (fancy color diamond) là sự nhuộm màu viên kim cương trắng hoặc kích hoạt bằng các kỹ thuật khác nhau trong phòng thí nghiệm, sao cho những nguyên tử khác lẫn trong viên kim cương phát màu, khi đó ta sẽ có viên kim cương màu nhân tạo.

VIÊN KIM CƯƠNG MƠ ƯỚC ĐÚNG TIÊU CHUẨN 4C
Viên kim cương đẳng cấp như mơ ước của con người chính là viên kim cương hoàn toàn tự nhiên, đạt được các cấp độ về tiêu chuẩn 4C, đạt được sự lấp lánh khi hút sáng, rực rỡ khi ngập ánh sáng và phát lửa khi tỏa sáng. Một viên kim cương đẳng cấp như vậy nhất định phải là viên kim cương có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm tra nghiêm ngặt trong quá trình chế tác cũng như kinh doanh. Mỗi viên kim cương đều có đầy đủ các chứng nhận đi kèm. Theo hãng Kim cương Kita chuyên về phân phối sản phẩm kim cương xuất phát từ nước Bỉ là một trong những quốc gia có chất lượng kim cương tốt nhất thế giới thì các chứng nhận đi kèm bao gồm: C.O (Certificate of Origin) được cấp bởi HRD (Hội đồng Kim cương tối cao Bỉ), chứng nhận của hải quan nước Bỉ, chứng nhận của Ngân hàng kim cương Bỉ (Antwerp Diamond Bank), chứng nhận của Trung tâm Kim cương thế giới tại Bỉ (Antwerp World Diamond Center). Đặc biệt, với các viên kim cương trị giá trên 3.000USD buộc phải có chứng thư kiểm định của HRD hoặc GIA. Cũng cần lưu ý rằng việc khắc mã số cạnh lên viên kim cương chỉ mang tính tham khảo khi cần kiểm tra hoặc đối chiếu với chứng thư kiểm định. Do đó, chủ nhân của những viên kim cương cũng có thể khắc bất cứ mã số cạnh nào lên viên kim cương nếu muốn.

Tổng hợp từ google.




Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét